Công năng Diatonic

Trong lý thuyết  âm nhạc về Giọng Điệu, một công năng (thường được gọi là công năng hòa âm, công năng Giọng Điệu hay công năng diatonic hay cũng có thể là vùng hợp âm) là một thuật ngữ để mô tả mối quan hệ của hợp âm với Giọng Điệu trung tâm. Khái niệm công năng hòa âm chưa bao giờ được định nghĩa rõ ràng, nhưng được dùng để hiểu hơn về tính quyết định của Giọng điệu về những Hợp âm(hay về vai trò của Hợp âm) trong âm nhạc có Giọng điệu. Nó cũng giúp cho việc nhận ra sự quan trọng của hệ thống thứ bậc giữa các bậc trong hệ thống âm giai Giọng Điệu(the tonal scale) và trong việc hòa âm mà chúng hỗ trợ, và trong sự quy đổi tương đương giữa một vài giá trị trong hệ thống thứ bậc này.Hai học thuyết chính của các công năng Giọng Điệu được sử dụng ngày nay, đều được dùng để giải quyết mối quan hệ của Hợp âm và chủ âm của nó:Cả hai học thuyết đều có phần nào lấy cảm hứng từ các học thuyết của Jean-Philippe Rameau, bắt đầu với tác phẩm “Traité d'harmonie” vào năm 1722. Thậm chí nếu khái niệm Công năng hòa âm không được đưa vào trước năm 1893, nó sẽ vẫn tồn tại, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều học thuyết về hòa âm trước thời điểm đó. Việc sử dụng rất sớm thuật ngữ này trong âm nhạc(không hoàn toàn giống cách hiểu được mô tả ở đây, hay không chỉ đơn giản như cách hiểu này) xuất hiện ở Fétis (tác phẩm “Traité complet de la théorie et de la pratique de l'harmonie”, 1844), Durutte (tác phẩm “Esthétique musicale”, 1855), Loquin (tác phẩm “Notions élémentaires d'harmonie modern”, 1862), v…v… .